- ÁM ẢNH NGƯỜI ĐÀN BÀ…
- khi viết tôi không nghĩ đến nữ tính
- NHÂN DÂN – Hoàng Đình Quang
- Thơ Lê Khánh Mai trên Báo Văn nghệ
Tiểu luận của Nhã Thuyên
LTS:Tiểu luận của Nhã Thuyên về thơ “dơ”,thơ “rác”.. . thì không đáng nói đến.
Nhưng vấn đề rất nghiêm trọng là quan điểm đào tạo sai lầm.
Kỳ này nói về luận văn của Nhã Thuyên.
Các kỳ tới nói rõ sai lầm có hệ thống ở bộ môn
Văn học Hiện đại Việt Nam khoa Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội
Thế là gần hai mươi năm qua Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình vẫn giữ quan niệm văn học sai lầm mà vẫn trở thành PGS-TS-Nhà giáo ưu tú – Tổ trưởng tổ văn học hiện đại Việt Nam để hướng dẫn nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thoan (tức Nhã Thuyên) hoàn thành luận văn Thạc sĩ “VỊ TRÍ CỦA KẺ BÊN LỀ: THỰC HÀNH THƠ CỦA NHÓM MỞ MIỆNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA” đạt kết quả xuất sắc với điểm 10 tuyệt đối. Đây là một chương hài hước đặc sắc nhất trong lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội.
Lời cảm ơn của tác giả Luận văn (từ đây xin viết tắt LV) nói lên phần nào tinh thần Umour ấy.
Tôi muốn bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình, người hướng dẫn luôn sẵn lòng cởi mở đón nhận những ý kiến đa dạng về các hiện tượng đương đại.
Cảm ơn Tiến sĩ Võ Văn Nhơn, Tiến sĩ Đỗ Lai Thúy, những người không ngần ngại chia sẻ tư liệu và trao đổi. Cảm ơn Thạc sĩ Trần Ngọc Hiếu vì sự sâu sắc đa dạng trong các bài viết về thơ ca và lý thuyết chứa đựng nhiều tiềm năng kích thích và gợi mở quý báu… (và nhiều người khác).
Nội dung của Luận văn đãđược đưa vào tiểu luận Những tiếng nói ngầm, có đôi chút khác nhau chỉ là sự trau chuốt, thêm Lời ngỏ và cắt tỉa những chỗ quá khiêu khích trắng trợn mà chúng tôi sẽ phân tích sau.
Vấn đề rất quan trọng ở đây là sự khác nhau giữa Luận văn và tiểu luận. Một tác giả tự do đăng tải trên mạng. Các cư dân mạng có thể tiếp nhận ở những mức độ khác nhau, có thể người ta không đọc, có thể được tán thưởng, có thể bị phản đối một cách quyết liệt, như hồi ký của một vị giáo sư cách đây mấy năm.
Nhưng một Luận văn cao học trong một cơ sở đào tạo của Nhà nước thì có tính pháp quy. Đại học Sư phạm Hà Nội là trường đại học trọng điểm của quốc gia, tính pháp quy của Luận văn càng phải chặt chẽ. Luận văn phải lưu ở thư viện quốc gia, là tài liệu chính thức cho người nghiên cứu, tham khảo. Tác giả Luận văn lại là người giảng dạy, trực tiếp đứng lớp thì học trò phải học theo. Vì thế cần phải vạch rõ tính chất nguy hại của Luận văn này.
Ngay trong tên của Luận văn, thì góc nhìn văn hóa ở đây là góc nhìn nào? Thuộc về một thứ văn hóa nào? Nó vừa mập mờ che mắt người đọc, vừa ngầm chứa một ý tưởng xấu. Thông thường người ta hiểu từ Văn hóa là hay là tốt, là đúng… nhưng đọc vào nội dung mới thấy góc nhìn của Luận văn là góc nhìn phản văn hóa. Hãy xem Lý do chọn đề tài của tác giả Luận văn:
Nếu coi văn hóa là một chỉnh thể, thì cái chỉnh thể này, bất kể không gian hay thời gian, luôn bao gồm cái hiện diện và cái vắng mặt, dòng chính (mainstream) và dòng ngầm (underground). Theo đó, dòng chính thường được coi như là trung tâm, là hệ quy chuẩn cho những định giá trong tiếp nhận, cũng có nghĩa nó mang quyền năng chi phối và tác động, quyền năng hình thành quy phạm, hình thành thiết chế. Tuy nhiên, luôn luôn xảy ra quá trình giải quy phạm và phá hủy thiết chế, nhất là khi thiết chế đó bộc lộ sự xơ cứng và bảo thủ, diễn ra ngay trong dòng chính như một quy luật của vận động. Và không khó hiểu, ở những thời điểm khủng hoảng, những cuộc cách mạng/khởi loạn thường xảy ra. (Luận văn – trang 3) Vâng! Nhưng không phải hầm bà lằng, tạp pí lù đâu!
Và đây nữa, là “văn hóa” khi nhận xét, bình luận các hiện tượng văn học:
Việc Nguyễn Huy Thiệp nhét cứt vào miệng kẻ sĩ Bắc Hà để hạ bệ thần tượng hoàn toàn khác việc Mở Miệng đưa chuyện cứt đái ra nói công khai như những kẻ mua vui nhàn rỗi cho quần chúng bằng thơ tiếu lâm. Nguyễn kết thúc thời kỳ anh hùng bằng việc trộn lẫn hư cấu và lịch sử, nhưng vẫn kỳ vọng vào sự thay đổi và “quyền được nói sự thật”, và cuộc chiến đấu của Nguyễn vẫn là cuộc chiến đấu với một ý thức hệ bao trùm. Các nhà thơ “phản kháng” trong bối cảnh hậu đổi mới như Nguyễn Quốc Chánh, Trần Tiến Dũng, Phan Bá Thọ, Mở Miệng, hay nhiều nhà thơ khác xuất bản trên Tiền Vệ hay Damau, thể hiện sự phản kháng bằng nhận thức rộng rãi hơn về bối cảnh. Họ văng tục và nói về cứt đái nhưng muốn lật đổ hơn là xây dựng. Họ không thể gây hấn chỉ bằng cách nỗ lực nói sự thật, vì niềm tin vào sự thật cũng không còn. (Luận văn – trang 31)
Và đây có thể xem là mục tiêu “văn hóa” của Luận văn, khi định giá trị của cái ngoại vi, cái khác (other), cái bên lề:
Cái bên lề xuất hiện đòi làm cách mạnh khi cái trung tâm trở nên cỗi già. Quá trình kết tụ sức mạnh thành dòng ngầm của những cái bên lề và “gây hấn” ở những thời điểm cách mạng không phải là một thuộc tính văn chương, mà là một hiện tượng phổ biến và nằm trong bản chất của vận động, do đó, cũng là một hiện tượng vận động có tính quy luật của lịch sử văn học, ở bất kỳ thời gian, không gian, trong bất kỳ thể chế nào, mọi thời đại, mọi quốc gia, lãnh thổ. Nó luôn là biểu hiện của một nỗ lực tìm kiếm ý thức văn hóa mới có tính chất thay thế, làm đối tượng với cái đang trở nên già cỗi, mòn sáo và chuyên chế. (Luận văn – trang 25)
VẤN ĐỀ Ở KHOA VĂN ĐHSP HÀ NỘI
Một luận văn kích động sự phản kháng và chống đối
CHU GIANG
(Xem từ số 256)
Mặc dù Luận văn trưng bày nhiều lý thuyết của nước ngoài làm cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu như khái niệm LỀ (margin) hay SAMIZDAT (tự xuất bản), tựu trung chỉ để khẳng định, đề cao thực hành thơ của nhóm MỞ MIỆNG. Và đây là sự đánh giá của Luận văn về sự giải phóng ngôn ngữ, về “hai thứ taboo vào loại lớn nhất, nguy hiểm nhất trong các xã hội Việt Nam là Nói Tục và Chính Trị thì đều được các nhà thơ MỞ MIỆNG và những người đồng ý hướng xuyên thủng” (Luận văn – trang 66). Và được tác giả hết lời ca ngợi:
Hiếm có bài thơ nào sử dụng những chữ vốn bị cho là cấm kỵ tài tình và hấp dẫn đến thế, thẳng băng ngang hàng, không kêu gọi lật đổ, mà bản thân nó đầy sức mạnh lật đổ. Xin đọc một đoạn:
“nếu Jesus không hỏi: trong các người ai chưa từng Đụ thì hãy ném vào chị ta?! (Sự hổ thẹn của họ đã cứu Magdalena khỏi trận mưa đá). Sao không có sự hổ thẹn nào để trả lại công bằng cho Lồn, Cặc, & Đụ? Khi nhắm mắt lại (đưa tâm về với thân), tôi thấy chúng là tinh tú, những vật linh, có năng lượng của xúc cảm hùng vĩ & hoạt tính thần bí. Lồn là vọng âm của trống, của chuông & của ký ức nguyên thủy […] Và khi tôi phát âm “Lồn”, tôi nghe rõ tiếng vọng của nó rền vang từ mộ chí lịch sử, từ trong cái từ bi bát ngát của Bụt & từ trong cái bất an kỳ cùng của ký ức. Mười năm qua, tôi bị 3 lần bồ đá, bị một lần vợ sang ngang & tôi buộc phải trở thành một kẻ chỉ Đụ cát. Không biết bao nhiêu lần tôi nằm sấp trên cát, mắt lim dim dịu dàng nhìn mặt trời mọc. Nhìn một hồi tôi thấy có sự chuyển dịch từ đỏ sang đen. Nó không còn là một quầng sáng đỏ lấp lánh, nó biến thành một lỗ đen lung linh & ám ảnh. Máu trong người tôi bắt đầu tăng tốc & lượng hồng cầu ưu tú nhất hối hả dồn xuống đan điền. Cặc tôi ấm và cứng. Cặc tôi rưng rưng. Cặc tôi mừng húm. Tay tôi bấu xuống cát, bụng tôi áp xuống cát, miệng tôi há hốc vì cát & mông tôi xoay” (Luận văn – trang 67).
Xin lỗi bạn đọc, nhưng cần phải tiếp cận đúng nội dung văn bản để hiểu được tư tưởng của Luận văn, cũng như góc nhìn văn hóa của người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận án. Thà nói thẳng ra một lần rồi thôi để không phải tranh đi cãi lại. Đây lại là Luận văn có tính pháp quy, không được trích dẫn sai lệch và lại cũng phải dân chủ, để đông đảo bạn đọc, các bậc phụ huynh của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội biết được các thầy giáo, cô giáo, những người tham gia giảng dạy và đào tạo cho nhà trường, đang giảng dạy, đào tạo con em họ như thế nào.
Nhã Thuyên cũng tán thưởng thi pháp giễu nhại, chế tác – xem là “Thái độ hủy diệt mọi thành tựu quá khứ này tiếp tục cái gọi là tính chất lật đổ, đầy nhạo báng, một cách có ý thức” (Luận văn – trang 91). Xin dẫn ba trường hợp:
1. Hỏi đáp có thưởng
Tôi hỏi đất: – Đất sống với đất như thế nào?
– chúng tôi tôi cao nhau [heo]
Tôi hỏi nước…
Tôi hỏi thỉnh:
– thỉnh sống với thỉnh như thế nào?
[ôi dào!]
Tôi hỏi người:
– thỉnh sống với người như thế nào?
[ôi dào!]
Tôi hỏi người:
– thỉnh sống với người như thế nào?
[ôi dào!]
Nguyên liệu: Hỏi của Hữu Thỉnh
(Luận văn – trang 93)
2. Chọn lựa của Văn Cao
Giữa sự sống và sự chết
Ông chọn sự sống
Để bảo vệ sự sống
Ông chọn sự chết
Thế là hết [the end)
Nguyên liệu: Chọn của Văn Cao
Bài thơ của Văn Cao, thường được đọc như một bi kịch của lựa chọn. Cái tâm trạng và sự lựa chọn bi kịch đó, một cách nghiêm túc, có thể coi như một khát vọng hướng thượng, mọi thứ mĩ học sự sống. Tuy nhiên, cái bi khi bị đẩy vào tình trạng nghiêm trang cũng có thể làm nảy ra cái hài, và Bùi Chát phát hiện ra nghịch lý hài hước đó. Không phải Bùi Chát muốn tấn công một nhà thơ lớn, mà anh muốn nhạo báng lý tưởng, cái lý tưởng hướng thượng vốn chẳng dễ dàng gì được thực hiện trong cuộc đời trần tục, cũng chẳng dễ dàng có được trong thời đại mất lý tưởng – lý tưởng trở thành một thứ “từ ngữ” nghiêm trọng mà thơ ca có lẽ cần giải bỏ. Kết tinh trong từ “lý tưởng” đó, là cả một quá khứ đau thương, hào hùng, đầy bi kịch của dân tộc, mà cái kết cục vừa bi thảm vừa hài hước: thế là hết. Như một bộ phim, một vở kịch phi lý. Mấy chữ “thế là hết” (the end) cũng có thể được đọc như một bình luận tương tác của người xem với vở kịch nghiêm trang này (Luận văn – trang 92).
3. Giễu nhại Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tập bài thơ một vần của Bùi Chát, mặc dù là thơ tự do, nhưng tính chất một vần nằm ở từ khóa cộng sản. Bùi Chát lật đổ các slogan xã hội, các ảo tưởng được đóng đinh trong ngôn ngữ ý thức hệ. Chẳng hạn:
Đường Kách Mệnh
Đi một ngày đàng, học [& hành] một giường khôn
Con đường nối những con đường
Dẫn tới các nhà thương
Ngồi một mình
Em nói như mưa
Thì tại sao chúng ta không lên giường
Để đào những cái mương
Giữ mãi lời thề xưa
Đường Kách Mệnh: một tác phẩm của cố Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh, tập hợp các bài giảng tại lớp huấn luyện chính trị của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, được xuất bản 1927.
Chú thích của tác giả (Luận văn – trang 71)
Chế tác, giễu nhại nơi vỉa hè quán xá là chuyện thông thường. Bịt miệng vò miệng chĩnh không bịt được miệng thế gian. Người hiểu biết họ tránh xa. Người vô minh xúm lại. Nhưng chế tác, giễu nhại chính thức trên sách báo, thành văn bản, xã hội hóa lại là chuyện khác, quan hệ đến luật pháp. Chân dung nhà văn của Xuân Sách là một ví dụ mà chúng tôi đã đề cập trong Luận chiến văn chương – Q.2, NXB Văn Học 2012. Nay không nhắc lại.
Nhưng giễu nhại Chủ tịch Hồ Chí Minh, một con người: Tôi không nhà cửa, không vợ, không con, nước Việt Nam là Đại gia đình của tôi. Phụ lão Việt Nam là thân thích của tôi. Phụ nữ Việt Nam là chị em của tôi. Tôi chỉ có một ham muốn là làm cho Tổ quốc tôi được Độc lập, thống nhất, dân chủ.
Bao giờ đạt được mục đích đó tôi sẽ trở về làm một người công dân du sơn ngạo thủy, đọc sách làm vườn. (Trả lời một nhà báo nước ngoài – Paris 1946)
(Xem VN TP. Hồ Chí Minh, số 196, ngày 5-4-2012, trang 2)
Giễu nhại một con người như thế là một việc làm vô đạo, thất đức, bất nhân, bất nghĩa. Người dân thường ít chữ nghĩa cũng không bao giờ làm thế. Nếu đồng thanh tán thưởng một Luận văn như thế, tôi không hiểu văn hóa của người hướng dẫn khoa học, của Hội đồng chấm luận án, của những người đọc, trao đổi, giúp đỡ tài liệu, khích lệ việc làm này là văn hóa gì, thuộc về một thứ văn hóa nào? Và tại sao nó lại có thể tồn tại và ngang nhiên hoạt động trong trung tâm sư phạm trọng điểm của quốc gia như vậy?
Chỉ riêng sự giễu nhại này cũng đủ lý do để hủy bỏ Luận văn của nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thoan. Luận văn này vi phạm nhiều điều của Luật xuất bản. Vì vậy chúng tôi cấp thời đề nghị phải lập tức đình chỉ việc giảng dạy của cô giáo Nhã Thuyên – dù là giảng dạy hợp đồng. Đồng thời hủy bỏ Luận văn, hủy bỏ học vị Thạc sĩ của tác giả Luận văn, xem xét lại tư cách của người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Nguyễn Thị Bình và trách nhiệm của Hội đồng chấm Luận văn này. Không thể để tiêm nhiễm vào các nhà giáo tương lai một thứ văn hóa phản nhân văn, bất nhân bất nghĩa như thế.
Chúng tôi muốn góp ý với các bạn đồng nghiệp là nhà văn Nguyễn Đăng Điệp – Viện trưởng Viện Văn học và nhà văn Văn Giá – Trưởng khoa Lý luận – phê bình văn học Trường Đại học Văn hóa (Bộ Văn hóa), hai thành viên Hội đồng chấm luận án và Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên – người đã đọc bản thảo Những tiếng nói ngầm cho Nhã Thuyên – rằng các bạn nên giữ sự trung thực cho ngòi bút của mình, nên tự trọng về nhân cách. Các bạn có thể xin ra khỏi Đảng, tự nguyện trả lại các chức danh và học vị mà thể chế này – do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập – đã phong tặng cho các bạn rồi làm một nhà văn tự do thì hay hơn là lập lờ hai mặt như vị thầy của các bạn: Vẫn ca ngợi, kính phục Dương Thu Hương: người phụ nữ một mình chống lại cả một Nhà nước – nhưng mà giải thưởng, chức danh Nhà nước ấy trao cho vẫn vui vẻ nhận, lại còn thắp hương khấn vái xin cho được nữa. Cũng mong Ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đừng để ĐHSP Hà Nội thành ra một Trung tâm Hài hước như thế.